Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Hợp sức đấu tranh cho chủ quyền VN
Việc TS Mai Hồng, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, tặng bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc năm 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia đặt ra vấn đề: Việt Nam cần làm gì để tận dụng các nguồn lực giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo?

 


 


 











Khác với bản đồ năm 1904, bản đồ Trung Quốc in năm 1925 lộ rõ tham vọng tiến về phương nam của Trung Quốc khi kéo biên giới cực nam xuống đến đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa, Việt Nam). Đảo Tri Tôn hiện đã được Trung Quốc đặt lại tên là đảo Trung Kiến - Ảnh tư liệu

 


 


Ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu biển Đông, cho rằng cần hợp sức cả hai lực lượng chuyên gia sử học và chuyên gia công pháp quốc tế thành một mặt trận thống nhất đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trên trường quốc tế.


 


* Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có giá trị thế nào đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, thưa ông?


 


- Ông ĐINH KIM PHÚC: Tấm bản đồ được đưa ra trước công chúng đã phần nào làm cho nhiều công dân Việt Nam vững tâm hơn khi tận mắt chứng kiến, tận tay sờ được một bằng chứng lịch sử có thể đóng góp vào cuộc đấu tranh đòi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa - Nam Sa). Bởi đây là một bản đồ do chính Trung Quốc in ấn chứ không phải chúng ta, qua đó họ đã tự cho thấy việc họ tranh chấp chủ quyền với Việt Nam là phi lý.


 


Tính giá trị của bản đồ nằm ở chỗ đây là tấm bản đồ gốc do Trung Quốc ấn hành mà chúng ta có trong tay, giống như trước đây mọi bản đồ liên quan đến vấn đề này đều do chụp lại (trong thư viện hay các kho lưu trữ của nước ngoài) hoặc do nước ngoài cung cấp cho chúng ta qua Internet. Giá trị thực tiễn của tấm bản đồ là ở chỗ chúng ta đang nắm trực tiếp chứng cứ lịch sử thật sự của Trung Quốc khẳng định họ không có chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là cơ sở vững chắc cho chúng ta trong việc bổ sung chứng cứ vào hồ sơ xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa nộp lên Liên Hiệp Quốc trong tương lai.


 


Từ lâu giới nghiên cứu biển Đông trong và ngoài nước đã biết đến rất nhiều bản đồ miêu tả Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam... qua các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây và các bản đồ do chính người Trung Hoa vẽ và ai cũng nhận thấy biên giới cực nam của Trung Quốc đều dừng lại ở huyện Nhai của đảo Hải Nam mà thôi. Với bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc được thực hiện dưới thời nhà Thanh), giới nghiên cứu một lần nữa xác quyết về vấn đề này.





* “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc sử dụng để đòi độc chiếm biển Đông đang dựa trên những chứng cứ do Trung Quốc ngụy tạo?


 


- Việc công bố tấm bản đồ này bên cạnh “chiếc lưỡi bò trên biển Đông” mà Trung Quốc đang đánh lừa dư luận quốc tế một lần nữa cho thấy tham vọng độc chiếm biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc đã có từ hơn 100 năm qua kể từ khi có cái gọi là “thu phục Tây Sa” của Lý Chuẩn năm 1909.


 


Nhân nói về “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” cũng cần nhắc lại tấm bản đồ thế giới lần đầu tiên đặt Trung Quốc ở vị trí trung tâm do Matteo Ricci thực hiện cách đây hơn 400 năm và sau đó được Lý Chi Tảo vẽ lại cũng không có cái gọi là “Tây Sa - Nam Sa” (Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam) của Trung Quốc trên biển Đông. Điều đó có thể kết luận rằng “Tây Sa - Nam Sa” chỉ là câu chuyện hoang đường nhằm phục vụ cho tư tưởng bá quyền Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay.


 


Theo tôi, việc công bố hệ thống các bản đồ do chính Trung Quốc phát hành trước đây là một trong những cách phản biện lại những ngụy tạo chứng cứ mà nhà cầm quyền và các học giả Trung Quốc đang tiến hành.





* Thưa ông, quá trình Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa diễn ra từ khi nào?


 


- Thông qua các bản đồ này, dư luận thế giới sẽ thấy rõ tham vọng của Trung Quốc tiến về phương nam được nhích dần qua thời gian: “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” thì cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Thế nhưng trong bản đồ Trung Quốc được in năm 1925 họ lại ghi chú: đặc lý đồn đảo vi ngã quốc cực nam chi địa, có nghĩa là: đảo Tri Tôn là đảo cực nam của Trung Quốc.


 


Và những bản đồ hiện nay thì với “đường lưỡi bò”, Trung Quốc muốn ôm trọn biển Đông. Đảo Tri Tôn hiện đã được Trung Quốc đặt lại tên là Trung Kiến đảo, tên của một trong bốn con tàu mà Trung Quốc cho rằng đã đến quần đảo Hoàng Sa vào tháng 11-1946.





* Trung Quốc sử dụng “đường lưỡi bò” trắng trợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam đã vi phạm Công ước về luật biển quốc tế?


 


- Ai cũng thấy rằng Trung Quốc công bố “đường lưỡi bò” ở biển Đông không hề căn cứ vào bất cứ dữ kiện xác đáng nào của lịch sử cũng như luật pháp quốc tế. Cứ như thế họ xem “đường lưỡi bò” là đường lãnh hải đương nhiên của họ ở biển Đông. Và họ ngang ngược cho rằng bất cứ quốc gia nào có các hoạt động trên biển trong khu vực đó đều là xâm phạm chủ quyền của họ, dù là các quốc gia đó đang có chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp của mình trên biển Đông.


 


Bằng chứng này cho thấy Trung Quốc đã có dã tâm xâm chiếm chủ quyền ở biển Đông theo phương thức liếm từ từ. Đây cũng là chứng cứ lịch sử để chống lại sự bành trướng vô lý của Trung Quốc qua từng giai đoạn theo kiểu phủ nhận lịch sử mà phía Trung Quốc thường làm.


 


* Chúng ta cần hợp sức cả hai lực lượng chuyên gia sử học và chuyên gia công pháp quốc tế thành một mặt trận thống nhất đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trên trường quốc tế?


 


- Phải tập hợp thống nhất các lực lượng này mới có thể đối phó được việc Trung Quốc đang nói một đường và làm một nẻo. Có khả năng Trung Quốc đang dùng chiến lược ru ngủ các nước xung quanh bằng cách tung ra lực lượng các học giả để giả vờ tuyên truyền các luận điểm có lợi cho các nước trong khu vực biển Đông, để họ rảnh tay làm chuyện khác.


 


Tất cả những động thái đó đã cho chúng ta thấy rằng, cuối cùng đối với Trung Quốc, nói đi nói lại dù cho lời hay ý đẹp cũng là “Chủ quyền thuộc ngã” khi muốn ôm trọn biển Đông ở phương nam hay những hòn đảo, đá... ở biển Đông Trung Hoa như Senkaku, Okinotori (Nhật Bản) mang tính chiến lược nằm trong tham vọng bành trướng mà các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc vẫn ấp ủ từ lâu.


 


Vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku có nét tương đồng với chúng ta ở chỗ có những hiệp ước quốc tế thừa nhận chủ quyền Senkaku thuộc về Nhật Bản, chúng ta cũng có những hiệp ước quốc tế tương tự như tuyên cáo Cairo 1943, Tuyên ngôn Postdam 1946, San Francisco 1951 và Geneva năm 1954, tất cả đã chứng nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chủ quyền của chúng ta.


 


 









Sách giáo khoa Trung Quốc không đề cập Hoàng Sa - Trường Sa


 


* Chúng ta có thêm tư liệu lịch sử xác thực nào cho thấy Trung Quốc đã vô lý khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa không?


 


- Về mặt luận chứng lịch sử, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã hoàn tất công trình nghiên cứu rất chi tiết chứng minh được từ xưa Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không xuất hiện trong địa đồ của họ. Thêm vào đó, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đang có trong tay những bộ chính sử gốc của Trung Quốc, trong đó có thể chứng thực Trung Quốc đang lộng ngôn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, hiện nay đã giải mã xong các bộ chính sử này.


 


Các nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân và Hồ Bạch Thảo cũng đã chỉ rõ trong chính sử, phương chí và địa đồ Trung Hoa từ đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh ai ai cũng rõ Hải Nam là biên giới cực nam của Trung Quốc. Và điều này phù hợp với những điều ghi trong quyển Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư được biên soạn năm 1905, xuất bản năm 1906. Tại trang 241 ghi rõ “Phía nam Trung Quốc từ vĩ độ Bắc 18O13’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam, phía bắc đến vĩ độ 53O50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía tây đến kinh tuyến 42O11’ tận cùng là núi Tùng Lĩnh. Nam Bắc gồm hơn 36 vĩ độ, rộng hơn 7.100 dặm. Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8.800 dặm. Diện tích 32.605.156 dặm vuông, chiếm 1/4 châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả châu Âu”.


 


Như vậy, ngay cả sách giáo khoa địa lý của Trung Quốc cũng không hề đề cập đến quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.


 



MỸ LOAN thực hiện

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Nhiều bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (25-07-2012)
    Cảnh báo xung đột trên biển Đông (25-07-2012)
    Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam (23-07-2012)
    ASEAN đồng thuận về Biển Đông : Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền Trường Sa  (21-07-2012)
    Biên tập viên Tân Hoa Xã phản đối "thành phố Tam Sa" (20-07-2012)
    Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của VN trên biển Đông (17-07-2012)
    Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ phản đối dùng võ lực và kêu gọi đàm phán đa phương  (12-07-2012)
    “Đường lưỡi bò” không có thật  (04-07-2012)
    Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám đến đảo Đá Châu Viên ở Trường Sa  (01-07-2012)
    Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa  (28-06-2012)
    Hồ sơ Biển Đông nổi bật trong chương trình nghị sự Đối thoại Shangri-La Singapore  (01-06-2012)
    Biển Đông là trọng tâm Hội nghị an ninh châu Á (29-05-2012)
    Trung Quốc đưa tàu tên lửa mới ra Biển Đông (21-05-2012)
    Trung Quốc lộ chiến thuật độc chiếm Biển Đông (18-05-2012)
    Việt Nam phản đối cấm đánh bắt cá trên Biển Đông (15-05-2012)
    Ấn Độ đồng ý cho ONGC ngừng hợp tác với Việt Nam về dầu khí ở Biển Đông  (13-05-2012)
    Hiên ngang Trường Sa: Bài thơ thần trên đảo Đá Tây (11-05-2012)
    Trung Quốc công bố chi tiết các chuyến du lịch Hoàng Sa năm nay  (11-05-2012)
    Giàn khoan lớn nhất của TQ ở biển Đông hoạt động (10-05-2012)
    Trung Quốc bắt đầu khai thác dầu trên biển Đông (07-05-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742511.